Trang chủ » Thông tin ngành nhựa » 7 loại nhựa tái chế thường thấy và cách phân biệt

7 loại nhựa tái chế thường thấy và cách phân biệt

Những loại nhựa tái chế

Tổng quan ngành nghề tái chế nhựa

Một giải pháp được đặt ra để giảm thiểu lượng chất thải trong công nghiệp nhựa là tái chế nhựa. Tái chế nhựa là biện pháp hữu hiệu giúp giảm chi phí xử lý chất thải rắn và do đó làm giảm giá thành sản phẩm. Tái chế không chỉ mang lại giá trị kinh tế mà còn có ý nghĩa về phát triển bền vững, mục tiêu mà mọi quốc gia đều hướng đến.

Bởi nhựa là một vật liệu quan trọng trong đời sống sinh hoạt cũng như sản xuất, trở thành một vật liệu không thể thiếu hằng ngày trong cuộc sống của con người. Nhựa có mặt khắp mọi nơi từ các vật dụng như bàn ghế, nón bảo hiểm, chai nước,… Nhựa công nghiệp đã mang đến nhiều tiện lợi  trong cuộc sống của con người.

Chính vì thế mà nhu cầu sử dụng các sản phẩm nhựa ngày một tăng thì rác thải nhựa thải ra môi trường ngày càng gây ảnh hưởng đến môi sinh, tiêu cực về cảnh quan và còn phá hoại hệ sinh thái, ô nhiễm đến môi trường.

Tái chế nhựa là gì?

Tái chế nhựa là quá trình thu hồi lại nhựa phế liệu, các chất thải có nguồn gốc bằng nhựa sau đó phân loại thành từng loại nhựa để chế biến thành các sản phẩm mới phục vụ cho nhu cầu của con người.

Quy trình tái chế nhựa phổ biến

Để làm ra hàng ngàn tấn hạt nhựa tái sinh mỗi năm đủ để phục vụ nhu cầu sản xuất, các nhà máy sẽ trải qua các bước sau:

  • Bước 1 : Lựa chọn nhựa phế liệu đầu vào
  • Bước 2 : Phân loại
  • Bước 3 : Xay, băm, nghiền nhựa
  • Bước 5 : Rửa sạch
  • Bước 6 : Làm khô
  • Bước 7 : Tạo hạt, pha màu, trộn với nước tinh
  • Bước 8 : Tái chế thành phẩm ( sử dụng các phương pháp nung/ nấu/ ép tái chế tạo thành phẩm)

Lúc này, chúng ta sẽ có hạt nhựa tái sinh thành phẩm. Cuối cùng, nhà sản xuất sẽ phân loại hạt rồi đóng gói vào bao bì và đêm đi phân phối, tiêu thụ.

Các loại nhựa có thể tái chế

Các loại hạt nhựa nguyên sinh đều có thể tái chế được. Tuy nhiên tại Việt Nam chủ yếu chỉ nhập khẩu nhựa tái chế từ các nước. Hiện nay chúng ta có 7 loại nhựa thuộc dạng có thể tái chế như sau:

Những loại nhựa tái chế

Các loại nhựa thường gặp trong cuộc sống hằng ngày

Ký hiệu nhựa tái chế số 1: PET hoặc PETE

Ký hiệu nhưa PETE tái chế

PET hoặc PETE (polyethylen terephthalate) là loại nhựa phổ biến nhất cho đồ uống đóng chai sử dụng một lần. Vì chúng khá rẻ tiền, nhẹ và dễ tái chế. Tỷ lệ tái chế loại nhựa này tương đối thấp (khoảng 20%). Mặc dù các nhà máy sản xuất nhựa rất có nhu cầu sử dụng chúng để sản xuất.

Bạn có thể tìm thấy nhựa PET trong những sản phẩm gì?

Bạn có thể dễ dàng nhìn thấy chúng trong cuộc sống thường ngày như: Chai nước ngọt, nước, chai đựng nước sốt cà chua, chai gia vị, chai nước súc miệng, hộp đựng bơ đậu phộng, xà lách trộn, dầu thực vật,…

Sản phẩm nhựa từ nhựa PET

Các sản phẩm từ nhựa PET tái chế

Các sản phẩm từ nhựa PET tái chế thường thấy như: Đồ nội thất, thảm làm bằng các sợi nhựa tổng hợp, dây đai để quấn pallet, chai và hộp đựng thực phẩm (miễn là nhựa tái chế đáp ứng các tiêu chuẩn trong thực phẩm và không có chất gây nguy hiểm thì đều được sử dụng trong thực phẩm, mỹ phẩm).

Ký hiệu nhựa tái chế số 2: HDPE

Ký hiệu nhựa HDPE tái chế
Nhựa HDPE tái chế là một loại nhựa đa năng với nhiều công dụng và tính năng vượt trội như: Bền nhiệt, có độ kéo dãn, đàn hồi tốt, chống ăn mòn và được ứng dụng khá đa dạng trong cuộc sống. Các bạn có thể tìm thấy có tới 70% các chai nhựa dẻo đựng mỹ phẩm như chai dầu gội, sữa rửa mặt, dầu xả,… đều làm từ HDPE tái chế.

Bạn có thể tìm thấy nhựa HDPE tái chế trong sản phẩm gì?

Các sản phẩm sử dụng nhựa HDPE tái chế như: Bình sữa, chai nước trái cây, chất tẩy trắng, chất tẩy rửa và các chai làm sạch gia đình, chai dầu gội đầu, một số thùng rác và túi mua sắm, chai dầu động cơ, hũ đựng bơ và sữa chua, lót hộp ngũ cốc,… và rất rất nhiều các sản phẩm khác. Bạn có thể xem ở phần đế chai để biết đó là sản phẩm được tái chế từ nhựa nào.

Ký hiệu nhựa tái chế số 3: V hoặc PVC

Ký hiệu nhựa PVC tái chế

Nhựa V (vinyl) hoặc PVC (polyvinyl clorua) rất bền và tốt. Vì vậy chúng thường được sử dụng cho đường ống, vách ngoài và các ứng dụng tương tự. PVC rẻ tiền, vì thế nó được tìm thấy trong rất nhiều sản phẩm và bao bì. Clo là một phần của PVC, việc sản xuất nó có thể dẫn đến việc giải phóng chất đọc điôxin cực kỳ nguy hiểm. Không nên đốt PVC, vì nó giải phóng độc tố.

Có thể tìm thấy nhựa V hoặc PVC trong sản phẩm gì?

  • Chai dầu gội đầu; chai dầu ăn; bao bì dạng vỉ; Cửa sổ nhựa, ống nhựa
  • Các sản phẩm sử dụng nhựa V hoặc PVC tái chế
  • Sàn nhựa, dây cáp, đồ nội thất nhựa.

Ký hiệu nhựa tái chế số 4: LDPE

Ký hiệu nhựa LDPE tái chế

LDPE (polyetylen mật độ thấp) là một loại nhựa dẻo với nhiều ứng dụng.

  • Tìm thấy trong: Bao bì thực phẩm đông lạnh, túi mua sắm, đồ nội thất
  • Tái chế thành: Thùng rác nhựa, thùng ủ nhựa, bao bì nhựa, tấm nhựa làm biển quảng cáo.

Ký hiệu nhựa tái chế # 5: PP

Ký hiệu nhựa PP tái chế

PP (polypropylen) có điểm nóng chảy cao, và vì vậy thường được chọn cho các thùng chứa chất lỏng nóng.

Tìm thấy trong: Một số hũ đựng sữa chua; chai xi-rô và chai đựng dung dịch y tế, hộp đựng thức ăn, ống hút,…

Các sản phẩm làm từ nhựa PP tái chế

Các sản phẩm làm từ nhựa PP tái chế rất đa dạng. Bạn có thể tìm thấy các sản phẩm làm từ chúng như: Đèn tín hiệu, dây cáp ắc quy, chổi quét nhựa, hộp xốp đựng thức ăn nhanh, hộp đựng thức ăn mang đi, thùng nhựa, đũa nhựa, pallet, khay nhựa, thùng nhựa đặc…

Ký hiệu nhựa tái chế số 6: PS

Ký hiệu nhựa PS tái chế

PS (polystyrene) có thể được làm thành sản phẩm cứng nhắc hoặc bọt xốp của hộp cơm hằng ngày. Styrene monomer có thể xâm nhập vào thực phẩm và đó là một chất gây ung thư. Trong khi styrene oxit được phân loại là một chất gây ung thư có thể xảy ra. Hầu như nó không chấp nhận sử dụng ở dạng xốp, vì có chứa 98% không khí mà chúng lại chứa 1 tỷ lệ Styrene monomer, styrene oxit có khả năng gây ung thư. Hãy hạn chế sử dựng các hộp nhựa xốp đựng cơm tại các quán ăn.

Tìm thấy trong: Nhựa PP được sử dụng trong sản xuất ly nhựa dùng 1 lần, khay thịt, chai aspirin, dĩa sài 1 lần,…

Nhựa PS có thể tái chế thành các sản phẩm gồm

Vật liệu cách nhiệt, vỉ đựng trứng, thước kẻ, bao bì xốp, hộp đựng thức ăn mang đi,…

Ký hiệu nhựa tái chế # 7: Nhựa chưa phân loại

Ký hiệu các dạng nhựa tái chế khác

Nhiều loại nhựa dẻo chưa phân loại được thuộc vào nhóm số 7. Polycarbonate thuộc loại nhựa tái chế số 7. Loại nhựa cứng này khiến nhiều người lo lắng về mức độ an toàn của nó. Sau nghiên cứu cho thấy, loại nhựa tái chế này có thể làm tác nhân gây rối loạn nội tiết tố. PLA (acid polylactic), được làm từ thực vật và là carbon trung tính, cũng rơi vào trường hợp này.

  • Có thể tìm thấy loại nhựa số 7 trong: Vật liệu ‘chống đạn’, kính râm, DVD, iPod và vỏ máy tính, bảng hiệu và màn hình, hộp đựng thực phẩm nhất định, nylon,…
  • Nhựa số 7 có thể tái chế thành các sản phẩm: Nhựa giả gỗ, các sản phẩm handmade,…

Xem thêm: Tái chế rác thải là gì? Tái chế có lợi ích gì cho cuộc sống của chúng ta

Logo

CÔNG TY TNHH MÁY NHỰA VIỆT ĐÀI
Hotline: 0979.963.531 Mr. Lê Văn Dương 0984.670.916 Ms. (Trần Loan)
Email: maynhuavietdai.hd@gmail.com
Địa Chỉ: Xã Thanh Xuân, Thanh Hà, Hải Dương
Chi nhánh: 179 Chợ Đường Cái, Văn Lâm, Hưng Yên
Chi nhánh: Số 4, đường số 10, Kp. Khánh Hội, P. Tân Phước Khánh, Tx. Tân Uyên, Tỉnh Bình Dương.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *